Khảo sát tỷ lệ và sự phân bố di căn hạch hầu sau, mức độ phù hợp giữa cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính trong đánh giá khối u vòm và khả năng phát hiện hạch hầu sau. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 35 bệnh nhân ung thư biểu mô vòm mũi họng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2019. Bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính chẩn đoán. Xử lý số liệu liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 for windows. Khảo sát mức độ phù hợp giữa hình ảnh cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính dựa vào hệ số Kappa. Kết quả 14 bệnh nhân có di căn hạch hầu sau với tổng cộng 25 hạch và tất cả các hạch này đều nằm ở vị trí bên, không có hạch nằm ở vị trí giữa. 76% hạch ở vị trí ngang mức đốt sống cổ C1. 48% hạch có hình ảnh ngấm thuốc không đồng nhất. Có sự phù hợp chặt chẽ giữa hình ảnh cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính trong đánh giá xâm lấn tại các vị trí giải phẫu là hố Rosenmuller, vòi Eustachian, hốc mũi, họng miệng, và các xoang cạnh mũi
sự phù hợp khá giữa hai phương pháp khi đánh giá mức độ xâm lấn nền sọ và hố chân bướm hàm. 14/35 trường hợp có hạch hầu sau trên cộng hưởng từ (chiếm 40%) thì cắt lớp vi tính chỉ xác định được 6 trường hợp (17,1%). Kết luận Có sự khác biệt ở nhiều mức độ về hình ảnh cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính trong chẩn đoán sự xâm lấn khối u và di căn hạch hầu sau trong ung thư vòm mũi họng. Đặc biệt, cộng hưởng từ phát hiện tốt các trường hợp có di căn hạch hầu sau nhờ độ tương phản cấu trúc cao, những hạch này thường khó phát hiện trên CLVT do khó phân biệt với các cấu trúc hầu sau hay khối u.