Đánh giá khả năng xử lý cadmi trong nước thải của bê tông khí chưng áp (AAC)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kawamoto Ken, Hoài Sơn Trần, Thị Việt Nga Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng, 2023

Mô tả vật lý: 45301

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 425680

 Bê tông khí chưng áp (AAC) là vật liệu rỗng xốp (độ rỗng tổng >
  70%), thành phần hóa học giàu canxi và các kim loại khác (Fe, Al, K, Mg). AAC cho thấy tiềm năng là chất hấp phụ hiệu quả các kim loại nặng (KLN) đặc biệt là Cadmi trong nước thải. Quá trình công nghiệp hóa trong ngành xây dựng và xu hướng giảm, không sử dụng các vật liệu nung truyền thống đã làm gia tăng quy mô sản xuất và sử dụng vật liệu AAC từ đó làm phát sinh hàng trăm nghìn mét khối AAC phế thải. Việc tái sử dụng chất thải AAC cho mục đích xử lý nước thải có ý nghĩa thực tiễn lớn khi giải quyết được bài toán quản lý chất thải rắn và xử lý KLN kiểm soát ô nhiễm môi trường nước. Trong nghiên cứu này, AAC đã được thử nghiệm như chất hấp phụ để loại bỏ Cd(II) ra khỏi nước thải. Các thí nghiệm hấp phụ tĩnh đã được thực hiện bằng cách sử dụng bê tông thải AAC với 2 kích cỡ khác nhau 3-5 mm và 5-10 mm để xử lý nước thải tổng hợp có nồng độ Cd(II) từ 0-5000 mg/L, trong các thời gian phản ứng khác nhau để đánh giá thời gian hấp phụ cân bằng và dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thông số động học hấp phụ theo mô hình Langmuir và dung lượng hấp phụ Cd(II) của AAC lên đến 9,26 mg/g, từ đó chứng minh AAC có thể được sử dụng làm vật liệu hấp phụ chi phí thấp, hiệu quả, thân thiện, bền vững trong việc loại bỏ Cd(II) trong nước thải.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH