Một trong những lợi ích cũng như thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lĩnh giáo dục thể hiện ở việc ranh giới về không gian và thời gian bị xóa bỏ trong việc tiếp cận tri thức đối với các đối tượng trong quá trình dạy học. Chương trình đào tạo không chỉ dừng lại ở mức độ liên ngành mà còn phải hướng đến xuyên ngành trong bối cảnh đó. Trong thực tế, người học là trung tâm của quá trình đào tạo, họ có quyền chọn những môn học, các đơn vị kiến thức phù hợp với nhu cầu cá nhân. Vì vậy, việc cá nhân hóa chương trình đào tạo là một cách tiếp cận có tính linh họat đối với môi trường giáo dục đại học để giải quyết một số thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày những vấn đề liên quan đến mô hình cá nhân hóa chương trình đào tạo theo hướng xuyên ngành đáp ứng nguồn nhân lực ở các trường đại học ở Việt Nam.