Nghiên cứu "Các mô hình canh tác tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu Trường hợp đất gò vùng núi, huyện Tri Tôn, An Giang" được thực hiện tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nghiên cứu đã sử dụng hai nguồn số liệu cơ bản là (1) số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tổng kết của tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh và huyện
(2) số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn lãnh đạo cấp huyện, phỏng vấn sâu và phỏng vấn 30 hộ nông dân đang canh tác nông nghiệp tại vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp, cụ thể Tri Tôn là vùng núi cao sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như thiếu nước tưới vào mùa khô, mưa trái vụ không theo qui luật trước đây, điều này dẫn đến nhiều bất lợi trong việc bố trí lịch thời vụ, cũng như ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác hiệu quả và tiềm năng phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được các mô hình luân canh lúa và màu đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu. Cuối cùng các đề xuất vùng canh tác phù hợp cho từng mô hình tiềm năng và theo điều kiện nguồn lực thực tế của nông hộ.