Hiệu quả phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển của đai rừng keo lá liềm (acacia crassicarpa a. cunn ex benth) tại Quảng Trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Thắng Lê

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 26-36

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 425834

 Các đai rừng trồng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn ex Benth) tại vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ có vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ về kinh tế - xã hội, mà còn cả về mặt môi trường sinh thái to lớn.Kết quả nghiên cứu cho thấy, đai rừng Keo lá liềm 10 tuổi có tác dụng giảm vận tốc gió Tây Nam sau đai rừng 5H xuống còn 1,24 m/s so với vận tốc gió trước đai rừng 5H (trung bình 2,62 m/s). Hiệu năng chắn gió đạt từ 0,24 - 0,66 lần, tương đương giảm từ 25,5 - 69,0% so với vận tốc gió trước đai rừng. Mức độ cát bốc xảy ra chủ yếu ở phía trước đai rừng Keo lá liềm 14 tháng tuổi ở vị trí 5H, độ cao cát bốc trung bình 68,4 mm và vẫn diễn ra với cường độ thấp ở vị trí 10H trong đai rừng. Ở vị trí 20H trong đai rừng mức độ cát lấp xảy ra mạnh và sau đó giảm dần ở phía sau đai rừng 5H, mức độ cát lấp ở vị trí 5H giảm từ 64,5% so với vị trí 20H trong đai rừng.Đai rừng có hiệu năng giảm cát bốc 19,1% so với trước đai 5H và giảm cát lấp 23,7% so vị trí sau đai 5H. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và các giá trị môi trường của rừng phòng hộ ven biển
  là cơ sở cho việc quy hoạch, kế hoạch trồng rừng phòng hộ đảm bảo về cấu trúc, diện tích và phân bố các đai rừng, nhằm nâng cao khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH