Đánh giá các đặc điểm liên quan và một số yếu tố nguy cơ ở sản phụ có vết mổ cũ. Thái độ xử trí và kết quả điều trị ở các trường hợp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 309 sản phụ có vết mổ cũ điều trị tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 01/2020 đến 08/2020. Kết quả Có nhiều yếu tố liên quan đến thái độ xử trí đối với sản phụ có vết mổ cũ bao gồm tuổi mẹ (p=0,026
95% CI), chiều cao mẹ (p=0,007
95% CI), tiền sử sinh thường trước đó (p=0,006
95% CI), số lần sinh mổ (p <
0,001
95%CI), khoảng cách giữa hai lần mang thai (p=0,028
95% CI). Mổ lấy thai là phương pháp được thực hiện nhiều nhất với tỷ lệ 97,7%. Sinh đường âm đạo chiếm 2,3%. Kết quả thai kỳ phụ thuộc vào phương pháp can thiệp, mổ lấy thai cho kết quả tốt hơn theo dõi chuyển dạ. Kết luận Có nhiều yếu tố liên quan ảnh hưởng đến lựa chọn biện pháp can thiệp ở sản phụ có vết mổ cũ. Mổ lấy thai vẫn là lựa chọn chủ yếu ở Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Nguy cơ và lợi ích cho mẹ và con của thử nghiệm sinh đường âm đạo và sinh mổ ở sản phụ có vết mổ cũ cần được thảo luận với sản phụ và gia đình từ đó giúp họ có lựa chọn phù hợp.