Đánh giá kết quả của phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Bình Dương sau 5 năm thực hiện. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầnm nhỏ tại BVĐK Bình Dương trong thời gian từ tháng 10/2017 đến 5/2022. Thiết kế nghiên cứu nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Có 515 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu, được điều trị bằng phương pháp lấy sỏi qua da đường hầm nhỏ tại BVĐK Bình Dương từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2022. Tuổi trung bình 47,16 ± 11,88(18-82 tuổi). Giới nam 347(67,38%), nữ 168 (32,62%). BMI 23,01 ± 2,12 (17- 30). Kích thước sỏi trung bình 3,17cm ± 0,99 (1,4 - 5,2cm). Mức độ ứ nước trên MSCT không ứ nước 41 (7,96%)
độ I 192 (37,28%)
độ II 265 (51,46%)
độ III 17 (3,3%). Đường vào thận đài trên 19 (3,69%)
đài giữa 97 (18,83%)
đài dưới 388 (75,34%)
nhiều đường hầm 11 (2,14%). Thời gian mổ trung bình (phút) 71,40 ± 19,99 (30-125). Tỉ lệ sạch sỏi 473/515 (91,84%). Biến chứng độ 1 18(3,5%), độ 2 5(0,97%), độ 3A 3(0,58%), 3B 2(0,38%), 4A 2(0,38%). Thời gian nằm viện trung bình (ngày) 4,46 ± 1,42 (3-12). Phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là một phương pháp ít xâm hại, an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ. Tại BVĐK Bình Dương tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là lựa chọn đầu tiên đối với bệnh nhân sỏi thận có chỉ định can thiệp ngoại khoa, hạn chế mổ mở cho bệnh nhân.