So sánh ảnh hưởng của implant chuyển tiếp chuyển bệ với implant chuyển tiếp phẳng lên các chỉ số mô mềm và số lượng vi khuẩn (VK) trong mảng bám quanh implant. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, thiết kế nửa miệng. Tổng cộng 30 implant Nobel Biocare phân bố ngẫu nhiên thành hai nhóm trên 15 bệnh nhân mất một răng cối lớn hàm dưới đối xứng 2 bên Nhóm 1 (nhóm chứng) gồm 15 implant Nobel Replace Tapered Groovy dạng chuyển tiếp phẳng
Nhóm 2 (nhóm thử nghiệm) gồm 15 implant Nobel Replace Platform Shift dạng chuyển tiếp chuyển bệ. Tất cả implant được đặt theo quy trình phẫu thuật 1 giai đoạn và phục hình bắt vít được hoàn thành sau đó 3 tháng. Đánh giá các chỉ số mô mềm giữa 2 nhóm chỉ số nướu (GI), chỉ số mảng bám (PI), độ sâu khe quanh implant (PD), chảy máu khi thăm khám (BOP) tại các thời điểm sau gắn phục hình 3 tháng (T1), 6 tháng (T2), 12 tháng (T3). Đánh giá số lượng vi khuẩn (VK) trong mảng bám quanh implant Aggregatibacter actinomycetemcomitans (A.a), Treponema denticola (T.d), Fusobacterium nucleatum (F.n), Tannerella forsythia (T.f), Porphyromonas gingivalis (P.g), Streptococcus salivarius (S.s), Solobacterium moorei (S.m) tại T2 và T3. Trung bình chỉ số PI, GI, PD, BOP tại thời điểm T3 ở 2 nhóm Nhóm 1 PI 0,27±0,45, GI 0,27±0,45, PD 2,77±0,45mm, BOP 0,33±0,47
Nhóm 2 PI 0,1±0,30, GI 0,2±0,4, PD 2,68± 0,52mm, BOP 0,29±0,46
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p>
0,05). Số lượng VK giữa 2 nhóm tại thời điểm T2, T3 không có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>
0,05). Sau 12 tháng tỉ lệ thành công implant ở hai nhóm là 100%, có sự ổn định tình trạng mô mềm quanh implant cả 2 nhóm implant chuyển tiếp phẳng và chuyển tiếp chuyển bệ. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số mô mềm quanh implant và số lượng VK tại tất cả các thời điểm đánh giá giữa 2 nhóm.