Mục đích của nghiên cứu này là chọn lọc ra được các tổ hợp đực lai cuối cùng tốt nhất giữa 3 giống trên để phục vụ cho sản suất lợn thương phẩm có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu được thực hiện trên 1.718 cá thể của 12 tổ hợp lai với các chỉ tiêu nghiên cứu về ưu thế lai của các tính trạng tăng khối lượng/ngày (TKL), dày mỡ lưng (DML), tiêu tốn thức ăn (TTTA) và tỉ lệ nạc (TLN). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ưu thế lai có biểu hiện tốt ở tất cả các tổ hợp lai đối với tính trạng TKL và TLN, biến động tương ứng từ 0,06 đến 1,06% và 0,04 đến 2,47%. Các tính trạng DML và TTTA không thấy biểu hiện ưu thế lai. Đối với tính trạng TKL, ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai DP (1,06%) và DxDP (0,89%). Đối với tính trạng TLN, ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai PD (0,82%) và DP (0,38%). Đối với tính trạng TKL, ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai DL (1,00%) và LxDL (0,66%).Đối với tính trạng TLN, ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai DL (0,91%) và DxLD (0,71%). Đối với tính trạng TKL, ưu thế lai tốt nhất ở tổ hợp lai PL (0,35%) và PxLP (0,24%). Đối với tính trạng TLN, ưu thế lai tốt nhất ở 3 tổ hợp lai PL (2,47%)
PxLP (1,25%) và LxPL (0,83%). Qua kết quả đánh giá về ưu thế lai, bước đầu đã chọn ra được 06 tổ hợp lai DP, DxPD, DL, LxDL, PL và PxLP để đưa vào các bước chọn lọc tiếp theo.