Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hàm lượng của 6 kim loại có trong mẫu bụi đường thu thập tại khu vực xung quanh nhà máy phối trộn bê tông nhằm tìm hiểu đặc trưng phân bố và đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe do ô nhiễm bụi đường gây ra. Nồng độ của các kim loại trong bụi đường giảm dần theo thứ tự Ca (27.912,4 mg/kg) >
Mg (7.353,9 mg/kg) >
Ti (1.367,4 mg/kg) >
Cr (56,0 mg/kg) >
Pb (22,5 mg/kg) >
As (5,7 mg/kg). Ca và Mg chiếm hơn 96% tổng lượng kim loại được khảo sát và đặc trưng cho mẫu bụi được thu thập trong khu vực nghiên cứu, chứng minh ảnh hưởng của bụi xi măng từ hoạt động phối trộn bê tông. Phân bố về không gian của các kim loại là không giống nhau và phân tích tương quan cho thấy rằng các kim loại như Pb, và As có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trong các kim loại khảo sát thì As thể hiện mức độ tích tụ kim loại, làm giàu, và chỉ số tải trọng ô nhiễm cao nhất so với các kim loại còn lại. Trẻ em được cho là nhóm có nguy cơ chịu ảnh hưởng sức khỏe cao hơn so với người lớn khi phơi nhiễm các kim loại có trong bụi đường. Trong khi đó Cr cho thấy rủi ro cao nhất về nguy cơ gây ung thư cho cả trẻ em (5.38E-4) và người lớn (4.94E-5). Nghiên cứu của này góp phần cung cấp thông tin về đặc trưng phân bố của kim loại phát sinh từ nguồn sản xuất phối trộn bê tông góp phần vào công tác quản lý ô nhiễm kim loại trong bụi đường tại TP. Hồ Chí Minh.