Nghiên cứu chế tạo chất kết dính thạch cao hỗn hợp bền nước từ phế thải thạch cao FGD của nhà máy nhiệt điện

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Phong Nguyễn, Tôn Kiên Tống, Đức Trung Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Xây dựng, 2023

Mô tả vật lý: 70-75

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426126

Phế thải thạch cao của hệ thống FGD (Flue-Gas Desulfurization) là phế thải công nghiệp (PTCN) của quá trình khử khí SO2 từ hệ thống xử lý khí thải của nhà máy nhiệt điện đốt than có hàm lượng lưu huỳnh lớn bằng hỗn hợp hồ vôi hoặc bột đá vôi. Phế thải FGD có hàm lượng CaSO4.2H2O cao nên có thể được tận dụng làm phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết cho xi măng, làm nguyên liệu sản xuất tấm thạch cao, các loại bột bả tường... Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu xử lý phế thải FGD để sản xuất vật liệu xây dựng đồng thời giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay về ô nhiễm môi trường và thiếu diện tích bãi tồn chứa. Bài báo này trình bày về nghiên cứu chế độ xử lý nhiệt cho phế thải FGD để chế tạo chất kết dính thạch cao hỗn hợp. Kết quả cho thấy phế thải FGD sau khi được nung ở 160oC trong 2 giờ hoàn toàn có thể sử dụng làm chất kết dính thạch cao. Khi sử dụng 50-60% chất kết dính thạch cao FGD kết hợp với xi măng và phụ gia khoáng Meta cao lanh có thể chế t ạo được chất kết dính thạch cao hỗn hợp có cường độ đạt 5,0-18,1 MPa và bền nước.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH