Vai trò của nồng độ nitric oxide trong khí thở ra (feno) trong tiếp cận bệnh lý dị ứng đường thở

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Tài Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 25-31

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426244

 Nồng độ nitric oxide trong khí thở ra (FENO) là một dấu ấn sinh học đơn giản và không xâm lấn phản ánh tình trạng viêm đường thở. Phương pháp này đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các bệnh lý về đường hô hấp như hen, viêm mũi dị ứng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). FENO đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới và có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như phương pháp hóa phát quang và điện hóa. Phương pháp phổ biến nhất là đo FENO trực tuyến, sử dụng thiết bị hóa phát quang dựa trên phản ứng của NO với ozone. Quy trình đo FENO yêu cầu người bệnh thở vào thiết bị đo với lưu lượng cố định. Điều quan trọng là tránh lây nhiễm NO mũi trong suốt quá trình. FENO đã được chứng minh là hữu ích trong chẩn đoán và theo dõi tình trạng viêm đường thở và dự đoán đáp ứng điều trị. Trong bệnh hen, FENO >
  50 ppb ở bệnh nhân không hút thuốc có tương quan với đáp ứng tốt với điều trị bằng corticosteroid dạng hít. Trong viêm mũi dị ứng, giá trị nNO cao (>
 161-169 nL/ph) là dấu hiệu của tình trạng viêm đường thở. Ở bệnh nhân COPD có tiền sử hen, FENO >
  35 ppb là tiêu chí để chẩn đoán chồng lấp hen-COPD. Tuy nhiên, việc giải thích một kết quả đo FENO đơn lẻ cần phải xem xét cẩn thận và không nên chỉ dựa vào nó để đưa ra các quyết định chẩn đoán hoặc điều trị. Nhìn chung, phương pháp FENO là một công cụ hữu ích trong việc quản lý các bệnh về đường hô hấp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH