Nghiên cứu phát triển xi măng sinh học có nguồn gốc từ thực vật nhằm giảm phát thải CO2 trong lĩnh vực xây dựng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phương Tùng Hoàng, Hữu Hoàng Ngô, Lê Quốc Anh Nguyễn, Thị Minh Xuân Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Vật liệu và xây dựng, 2023

Mô tả vật lý: 37-46

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426260

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tạo kết tủa CaCO3 từ Enzyme Urease (Enzyme Induced Carbonate Precipitation - EICP) để sản xuất xi măng sinh học. Enzyme thô (chi phí thấp, thân thiện với môi trường) được chiết xuất từ hạt đậu nành (soybeans) có hoạt tính Urease cao thích hợp cho sản xuất xi măng sinh học. Hoạt tính của enzyme được xác định đồng thời với sự thay đổi pH và độ dẫn điện của dung dịch khi thủy phân urea (CO(NH2)2). Kỹ thuật EICP dùng để xi măng hóa các mẫu cát hình trụ. Kết tủa tạo ra từ xi măng sinh học có khả năng kết dính các hạt cát lại với nhau vì vậy tăng cường độ của mẫu cát với các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất ứng với cường độ nén lần lượt là 1004,2 kPa và 359,9 kPa, đồng thời chèn vào lỗ rỗng giữa các hạt làm giảm tính thấm với độ thấm ban đầu là 10-1 cm/s, Kết tủa CaCO3 được xác định bằng các phân tích vi mô sử dụng kỹ thuật nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá chi phí và lợi ích môi trường về việc giảm phát thải CO2 so với xi măng Portland thông thường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH