Nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ tình hình hậu COVID-19 và một số yếu tố có thể liên quan đến hậu COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang bằng khảo sát trực tuyến qua bảng câu hỏi trên 250 người đã hồi phục sau COVID-19 trong ít nhất 2 tuần. Số liệu được xử lý trên phần mềm SPSS, các tỷ lệ được mô tả bằng số %. Kết quả có 53 người (21,2%) có các triệu chứng kéo dài hay hậu COVID-19, suy nhược toàn thân tỷ lệ cao (94,3%), chán ăn, ăn uống kém (90,6%), ho dai dẳng, mất ngủ, khó ngủ chiếm 86,3%, đau đầu chiếm 69,5%, khó thở 56,8%, còn các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời điểm mắc, thời gian mắc, nơi chăm sóc, sử dụng xông hơi, tuân thủ 5K và súc miệng bằng nước muối. Không có mối liên quan giữa những người có triệu `chứng hậu COVID-19 với các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, cũng như việc sử dụng thuốc hạ sốt, kháng sinh, kháng virus và các thuốc khác. Kết luận tình trạng hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Hậu COVID-19 liên quan đến thời điểm mắc, thời gian mắc, tuân thủ 5K...