Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị ngoại trú bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện dân quân y Bạc Liêu năm 2020

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Cường Hoàng, Thị Trúc Bình Phạm, Thị Thảo Ly Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2022

Mô tả vật lý: 47-51

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426274

Viêm phổi là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi cao nhất. Vi khuẩn là căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất. Do vậy, kháng sinh đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong điều trị để giảm tỷ lệ tử vong của viêm phổi. Việc phân tích đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh hiện nay là cực kỳ cần thiết, giúp cho các thầy thuốc lâm sàng, các nhà quản lý trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Đồng thời, cũng chính là nâng cao hiệu quả điều trị viêm phổi cộng đồng cho trẻ em. Trong nghiên cứu có 63 trẻ mắc viêm phổi, gồm 37 (58,73%) nam và 26 (41,27%) nữ. Trẻ 6-12 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất 25 (39,68%), trẻ 48-60 tháng mắc bệnh ít nhất 4 (6,35%). Tỷ lệ trẻ được chẩn đoán mã J18 (viêm phổi, tác nhân không đặc hiệu) là cao nhất 28 (44,44%). Trẻ viêm phổi nhập viện chủ yếu vào tháng 2 (31,75%). Nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị là nhóm Beta- lactam, Amoxicillin/ acid clavuclanic là kháng sinh được chỉ định nhiều nhất 55 (87,3%). Kháng sinh này có 4 biệt dược, trong đó Klamentin của được sử dụng nhiều nhất 27 (42,86%). Nguồn gốc của các biệt dược chủ yếu từ Việt Nam. Các kháng sinh sử dụng 100% là đường uống. Kháng sinh dạng gói chiếm tỷ lệ cao nhất (68,25%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH