Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát hiện trạng vùng nuôi và đánh giá chat lượng nguồn nước nuôi tôm thâm canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tống cộng 50 cơ sở nuôi tôm thâm canh ở địa phương được chọn đế khảo sát hiện trạng nuôi tôm và công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, nghiên cứu tiến hành lẩy mẫu nước mặt kênh, rạch tại 18 vị trí gần các vùng nuôi tập trung để đánh giá chat lượng nguồn nước. Kết quả phân tích được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ (QCVN 02-192014/BNNPTNT), thông tư 452010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trang thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT2015/ BTNMT). Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% cơ sở (50/50) xử lỷ nước cap trước khỉ cho vào ao nuôi. Tuy nhiên, chỉ có 18% cơ sở (9/50) có xử lý nước thải, về thực trạng chất lượng nước, thông so pH và DO của các mẫu lẩy về phân tích đều đảm bảo trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số vị trí có các chỉ tiêu TSS, BOD5, NH3 và Coliform không đạt quy chuẩn so với QCVN 02-192014/BNNPTNT, Thông tư 452010/BNNPTNT và QCVN 08-MT2015/BTNMT. Nguồn nước ô nhiễm này nếu sử dụng trực tiếp đế nuôi tôm mà không qua xử lỷ có thế gãy ô nhiễm ao nuôi, thậm chí có thế lan truyền các mầm bệnh, do đó cần có biện pháp xử lỷ thích hợp.