Bài báo trình bày kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng cơ lý của bê tông nhẹ EPS, bao gồm hàm lượng nhựa phế thải EPS
tỷ lệ nước/chất kết dính
tỷ lệ chất liên diện
đặc tính nhựa EPS (tỷ trọng, kích thước). Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ bền nén khi hàm lượng nhựa EPS >
30% giảm mạnh, độ hút nước giảm. Mặt khác, với hàm lượng nhựa EPS lớn, các nguyên vật liệu liên kết yếu, bị phân tầng. Với tỷ lệ nước/ chất kết dính <
0.28, bê tông nhẹ EPS có độ bền cơ lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sử dụng
khi tỷ lệ nước/chất kết dính >
0.28, tính công tác (độ chảy lan) quá lớn, ảnh hưởng đến thi công và sự thất thoát xi măng trong bê tông. Với tỷ lệ chất liên diện <
2%, độ bền nén tăng mạnh
khi tỷ lệ chất liên diện >
2% thì độ bền nén không tăng nhiều. Với kích thước hạt xốp EPS phế thải <
4 mm, tính chất cơ lý bê tông giảm theo độ tăng kích thước hạt, tuy nhiên vẫn đảm bảo cho những mục đích sử dụng đối với bê tông nhẹ EPS
liên kết hạt nhựa EPS với thành phần bê tông được đảm bảo, không bị phân tầng, tách lớp. Khi tỷ trọng hạt nhựa xốp EPS >
12,5 kg/m3 , độ bền nén có tăng nhưng khá ít, tuy nhiên, tỷ trọng lại tăng cao, không đáp ứng yêu cầu bê tông nhẹ <
1.500 kg/m3 . Như vậy, có thể xác định được điều kiện tối ưu khi phối trộn nhựa EPS phế thải để sản xuất bê tông nhẹ như sau Hàm lượng nhựa EPS là 30%
tỷ lệ nước/chất kết dính là 0.28
tỷ lệ chất liên diện là 2%
kích thước hạt nhựa xốp EPS phế thải là 4 mm
tỷ trọng hạt nhựa xốp EPS là 2,5 kg/m3 .