Sử dụng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do trong tạo hình khuyết phần mềm chi thể

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Việt Dung Phạm, Thế Duy Trương

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2022

Mô tả vật lý: 98-103

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426295

Đánh giá kết quả bước đầu sử dụng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do trong tạo hình khuyết phần mềm chi thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 10 ca khuyết phần mềm chi thể lộ tổ chức gân, xương, mạch máu, thần kinh được tạo hình che phủ bằng vạt mạch xuyên bắp chân trong tự do. Đặc điểm tổn thương, đặc điểm giải phẫu lâm sàng của vạt, kết quả tạo hình ở nơi cho và nơi nhận vạt tại thời điểm ra viện và sau mổ 3 tháng được tác giả mô tả. Kết quả 7 khuyết phần mềm chi dưới và 3 khuyết phần mềm bàn ngón tay lộ gân, xương. Vạt được sử dụng tạo hình che phủ có kích thước trung bình 5,9 x 11,2 cm2, độ dày 10,2 ± 2,1 mm, chiều dài cuống 10,3 ± 2,6 cm, mỗi vạt có trung bình 1,9 mạch xuyên. Không ghi nhận biến chứng sau mổ 100% vạt sống tốt, che phủ hoàn toàn tổn khuyết và nơi cho vạt được đóng trực tiếp. Sau 3 tháng, chức năng chi thể tốt ở 8/10 bệnh nhân, 2/10 chức năng hạn chế do tổn thương nguyên phát nặng nề dù kết quả tạo hình tốt. 7/10 vạt bằng phẳng với tổ chức xung quanh. 100% chân cho vạt chức năng bình thường, dù 7/10 vạt da sẫm màu hơn vùng xung quanh và 6/10 trường hợp sẹo phì đại nhưng không phải mối bận tâm của bệnh nhân. Kết luận Vạt mạch xuyên bắp chân trong có ưu điểm mỏng, ít tàn phá nơi cho, là chất liệu tốt cho khuyết phần mềm chi thể nhỏ đến vừa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH