Nghiên cứu tỉ lệ triệu chứng đường tiết niệu dưới ở sinh viên nữ trường Đại học Y Dược Huế và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 450 sinh viên nữ trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022. Thực hiện nghiên cứu dựa trên hai bảng hỏi ICIQ - FLUTS (International Consultation on Incontinence Questionnaire Female Lower Urinary Tract Symptoms) và TB scale (Toilet Behavior scale). Kết quả Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 21,9 (từ 18-25 tuổi). Trong đó, nhóm triệu chứng chứa đựng chiếm tỉ lệ cao nhất (82,7%), nhóm triệu chứng tống xuất và tiểu không tự chủ chiếm tỉ lệ thấp hơn (lần lượt là 67,2% và 45,8%). Thang điểm ICIQ 4,73±3,9. Có sự tương quan giữa thói quen đi vệ sinh và triệu chứng đường tiết niệu dưới (r=0,4). Trong đó có sự tương quan giữa nhóm triệu chứng tống xuất với thói quen đi vệ sinh (p<
0,05), không có sự tương quan giữa nhóm triệu chứng chứa đựng và tiểu không tự chủ với địa điểm ưu tiên để đi tiểu và tư thế ưu tiên để đi tiểu (p>
0,05) Kết luận Triệu chứng đường tiết niệu dưới khá phổ biến ở sinh viên nữ trong độ tuổi 18 - 25. Trong đó phổ biến nhất là nhóm triệu chứng chứa đựng và triệu chứng tiểu gấp.