Các hội chứng lão khoa và bệnh đồng mắc ở người loãng xương cao tuổi

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Tâm Nguyễn, Viết Lực Trần, Ngọc Anh Trịnh, Thị Thanh Huyền Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 618.97 +Geriatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 88-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426551

 Mô tả các hội chứng lão khoa và thực trạng các bệnh đồng mắc ở người bệnh loãng xương cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 09/2021 - 09/2022 ở bệnh nhân loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn WHO năm 1994 dựa trên mật độ xương. Kết quả Trong nhóm nghiên cứu 285 bệnh nhân loãng xương, tuổi trung bình là 72,7 ± 8,7, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 85,6% (244 người). Bệnh mạn tính kèm theo mà bệnh nhân mắc phải nhiều nhất là tăng huyết áp (37,9%)
  sau đó là thoái hóa cột sống thắt lưng với 30,2%, thoái hóa khớp gối (27,0%) và rối loạn mỡ máu (19,7%), đái tháo đường (14,0%). Có 5,6% bệnh nhân từng phẫu thuật cơ xương khớp (CXK) và 9,8% bệnh nhân đã từng gãy xương từ tuổi trung niên (40 tuổi). Tỷ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng (CSTL) (66,3%) cao hơn vị trí ở cổ xương đùi (CXD) (11,2%). Tỷ lệ giảm mật độ xương ở CXD là 48,4% cao hơn vị trí CSTL (15,4%). Có 50,9% bệnh nhân khó khăn về hoạt động hàng ngày (ADL) và 42,3% khó khăn hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (IADL). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng - thang đo MNA-SF thấy rằng bệnh nhân trong nghiên cứu có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) chiếm 36,8% và suy dinh dưỡng chiếm 11,6%. Kết luận Tỷ lệ các hội chứng lão khoa cao ở người loãng xương cao tuổi do đó cần sàng lọc và đánh giá toàn diện ở nhóm đối tượng này để có hướng điều trị phù hợp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH