Đặc điểm dịch tễ học và tình hình sơ cứu ban đầu ở bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn tại Bệnh viện Nhi đồng 1

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thành Nam Nguyễn, Văn Trầm Tạ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.028 Intensive care

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 186-191

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 426636

 Xác định đặc điểm dịch tễ học và các biện pháp sơ cứu đúng, chưa đúng của thân nhân bệnh nhi đối các trẻ bị rắn chàm quạp cắn. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hàng loạt ca trên 54 trẻ bị rắn chàm quạp cắn nhập khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 1 từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2020. Kết quả Tuổi trung bình là 8,5 tuổi (2 tuổi - 15 tuổi), từ 6 tuổi trở lên chiếm 68,5%. Tỉ lệ nam/nữ là 1,8/1. Tai nạn xảy ra quanh năm nhất là vào những tháng mùa mưa 66,8% từ tháng 5 đến tháng 11, 77,8% bị cắn trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 24 giờ. Bình Phước là địa phương có bệnh nhi bị rắn chàm quạp cắn nhập viện nhiều nhất (29,6%). 53,7% trẻ bị cắn ở xung quanh nhà và trong nhà, đa số do vô tình cắn 96,3%, 57,4% trường hợp đem theo rắn sau khi bị rắn cắn. Hơn 70% vết cắn nằm ở chân, nhất là bàn chân 61,1%. 72,2% trường hợp sơ cứu không đúng (thường gặp là garrot, rạch da, hút nặn nọc độc, đắp thuốc...). 77,7% trường hợp nhập viện trong 24 giờ sau khi bị rắn cắn. Kết luận Những bệnh nhi có đi thầy lang đắp thuốc thì có tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng cao gấp 3,2 lần (KTC 95% 1,4 - 7,5), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p = 0,002. Thời gian nhập viện càng trễ thì tỉ lệ nhiễm độc mức độ nặng càng cao, có ý nghĩa thống kê với p <
  0,001.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH