Ảnh hưởng của quần thể nấm rễ nội cộng sinh lên sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong điều kiện nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Xuân Đỗ, Minh Viễn Dưong, Phúc Tuyên Nguyễn, Bảo Lộc Phạm, Thị Hải Nghi Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 54-60

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427033

 Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chọn lọc quần thể (QT) nấm rễ nội cộng sinh (ẤM) đáp ứng sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa {Oryza sativa L.) trong điều kiện nhà lưới. Sáu QT nấm AM bao gôm HA, PH, VB - BN, MIX, VT, LM - AG được thu thập từ các mẫu đất trồng lúa tại Hậu Giang, An Giang và Đồng Tháp và hai QT11Đ, 14Đ được thu thập từ các mẫu đất vùng rễ bắp tại thành phố cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức (NT) chủng QT nấm AM và NT đối chứng không chủng nấm rễ. Kết quả thí nghiệm cho thấy các NT được chủng với QT nấm rễ có tỉ lệ tái xâm nhiễm đạt trên 95% ở giai đoạn 60 NSS (ngày sau sạ) và khác biệt so với NT đối chứng (p<
 0,01). Chiều cao cây lúa, sô' chồi, khối lượng rẽ khô, khối lượng hạt tươi và khô và tỉ lệ chắc lép của lúa ở các NT được chủng với QT nấm AM đạt cao hơn và khác biệt so với NT đối chứng. QT LM-AG, VT và 14Đ có hiệu quả cao nhất trong 8 QT nấm AM giúp cây lúa phát triển và đạt khối lượng hạt lúa khô cao nhất lần lượt là 8,44g/chậu, 7,78 g/chậu và 7,76g/chậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba QT nấm AM có tiềm năng sử dụng trong canh tác lúa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH