Áp dụng khung phân tích ReSOLVE phục vụ đánh giá tiềm năng phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành nhựa ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thanh Khiết Bùi, Kiều Lan Phương' Nguyễn Hồng Quân Nguyễn, Thị Yến Tạ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2023

Mô tả vật lý: 45611

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427038

Sự tăng trưởng của ngành nhựa vốn theo mô hình kinh tế tuyến tính, tức là loại trừ quản lý chất thải (QLCT) ra khỏi phạm vi của nó. Kết quả là một khối lượng đáng kể chất thải nhựa không được quản lý tốt bị thải trực tiếp ra môi trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã được giới thiệu trong ngành nhựa gần đây do nhận thức về môi trường ngày càng tăng ở cấp độ xã hội. Nghiên cứu này đánh giá cách ngành nhựa Việt Nam thực hiện KTTH bằng cách sử dụng khung phân tích ReSOLVE. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện thông qua bảng câu hỏi với tổng số 40 thực hành, tương ứng với 6 hành động trong khung phân tích ReSOLVE để đánh giá hoạt động của các công ty. Kết quả cho thấy, các hành động được sử dụng nhiều nhất là "Optimize" (3,5 điểm) và "Loop" (3,4 điểm), điều này phản ánh đặc thù của công ty là sản xuất nên họ sẽ tập trung hơn vào phần vận hành. Tiếp đến là "Tái tạo" (3,4 điểm) với QLCT để tái sử dụng, nhằm tiết kiệm chi phí tránh thất thoát tài nguyên và "Trao đổi" (3,1 điểm) với việc cập nhật sản phẩm/dịch vụ, cũng như công nghệ mới cho hoạt động sản xuất. Trong khi đó, "Số hóa" và "Chia sẻ" có mức độ tuân thủ thấp hơn, lần lượt là 2,8 và 1,9. Nhìn chung, kết quả cũng cho thấy, các doanh nghiệp (DN) có điểm dưới trung bình cho cả 6 hành động trong khung ReSOLVE, điều này thể hiện việc áp dụng KTTH trong ngành nhựa còn thấp. Nguyên nhân là DN chưa hiểu rõ về KTTH và kinh tế là động lực chính của DN, chứ không phải mục tiêu phát triển bền vững.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH