Mục đích của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ CN (T) và tần suất đảo trộn (D) đến mất đạm tổng số trong quá trình ủ phân gà (hỗn hợp phân gà, thức ăn thừa, lông gà và mùn cưa) làm cơ sở để sản xuất phân ủ có chất lượng tốt. Tỷ lệ CN trong nghiên cứu này bao gồm ba mức 201, 251 và 301 và tần suất đảo trộn là 1, 3 và 5 ngày/lần. Đặc tính lý hóa ban đầu của phân gà đã được xác định. Trong quá trình ủ, độ ẩm 55% trong đống được duy trì và tiến hành theo dõi nhiệt độ, pH và đạm tổng số (TN). Chất khô tổng số (DM), carbon tổng số (TC), lân tổng số và kali tổng số được xác định vào thời gian cuối của quá trình ủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ CN và tần suất đảo trộn ảnh hưởng có ý nghĩa (p ≤0,05) đến nhiệt độ đống ủ, sự thay đổi pH, lượng mất tích lũy TN, TC, P và K trong khi trọng lượng chất khô chỉ bị ảnh hưởng (p ≤0,05) bởi tỷ lệ CN. Tất cả các công thức thí nghiệm đều được ủ hoai mục sau 75 ngày khi nhiệt độ đống ủ giảm gần với nhiệt độ môi trường. Lượng đạm tổng số tích lũy mất chủ yếu là do bay hơi khí amoniac (NH3) trong 20 ngày đầu sau khi ủ, khi nhiệt độ đống ủ và pH đạt trên 30°C và 7,5. Công thức thí nghiệm đảo trộn 3 ngày/lần, tỷ lệ CN 251 (D3T25) có lượng đạm tổng số tích lũy mất ít nhất.