Viêm tụy cấp (VTC) là một cấp cứu nội‐ngoại khoa thường gặp, gần đây một số bệnh viện đã áp dụng thang điểm BISAP trên lâm sàng và MCTSI trên hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) trong tiên lượng VTC vì hai thang điểm này đơn giản và dễ ứng dụng. Mục tiêu So sánh các giá trị trong tiên lượng VTC của thang điểm BISAP với thang điểm MCTSI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang hồi cứu 62 trường hợp VTC.Kết quả Trong 62 trường hợp VTC nhập và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ 03/2020 đến 12/2020 có tỉ lệ suy tạng 14,5%, VTC nặng 9,6%, tỉ lệ tử vong 1,6%. Trong tiên lượng suy tạng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,45) giữa BISAP có AUC là 0,87 (KTC 95% 0,821-1) so với MCTSI có giá trị AUC là 0,8 (KTC 95% 0,62 - 0,98). Khi lấy điểm cắt là 3 điểm thì BISAP ≥3 có giá trị tiên lượng tình trạng suy tạng với ĐN 66,7%, ĐĐH 92,5%, GTTĐD 66,7%, GTTĐÂ 94,3%. Đối với MCTSI khi lấy điểm cắt là 6 điểm thì MCTSI ≥6 có giá trị tiên lượng suy tạng với ĐN 77,8%, ĐĐH 81%, GTTĐD 41,5%, GTTĐÂ 95,6%. Nguy cơ VTC suy tạng ở bệnh nhân BISAP ≥3 với OR=33(KTC95% 5,4 -203) và MCTSI ≥6 với OR=15 (KTC 95% 2,7- 83). BISAP ≥3 và MCTSI ≥6 có trung bình nằm viện dài hơn ở mức có ý nghĩa thống kê với BISAP <
3 và MCTSI <
3. Kết luận Cả BISAP ≥3 và MCTSI ≥ đều có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng suy tạng. Mặc dù BISAP có giá trị cao hơn so với MCTSI, nhưng không ở mức có ý nghĩa thống kê. BISAP ≥3 và MCTSI ≥6 có tương quan với ngày nằm viện.