Rối loạn trầm cảm là bệnh lý hay gặp ở người bệnh động kinh toàn thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, vì vậy việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng. Nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể như tuổi người bệnh, tình trạng hôn nhân, tần suất cơn co giật. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu "một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể". Mục tiêu Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 người bệnh có rối loạn trầm cảm trong 243 người bệnh được chẩn đoán động kinh toàn thể, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội và Trung tâm Y tế Huyện Đông Anh từ tháng 9/2020 đến tháng 07/2021, có sử dụng thang điểm đánh giá trầm cảm Hamilton-D (Ham-D). Kết quả Trong 243 người bệnh động kinh toàn thể có 53 người bệnh mắc rối loạn trầm cảm chiếm 21,81%. Một số yếu làm tăng nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu tuổi>
40 (OR=2,875, p<
0,001), tình trạng hôn nhân độc thân (OR=2,039, p=0,046), tuổi khởi phát bệnh (OR= 2,763, p=0,009), tần suất cơn >
1cơn/tháng (OR=9,612, p<
0,001), Đa trị liệu (OR=4,097, p<
0,001).