Nghiên cứu này cung cấp dữ liệu về nhiễm khuẩn huyết do SM ở người cao tuổi nhằm giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm lâm sàng, đề kháng kháng sinh và kết quả điều trị.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại bệnh viện Thống Nhất. Bệnh nhân điều trị nội viện có cấy máu dương tính lần đầu từ tháng 1/1/2017 đến 31/12/2021, được đưa vào nghiên cứu, nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng, đề kháng kháng sinh, kết quả điều trị cũng như xác định các yếu tố tiên lượng tử vong.Kết quả Trong số 195 bệnh nhân, tuổi trung bình là 77,1 ± 0,7, 59.5% là nam giới, điểm SOFA là 4,9 ± 3,7. Tăng huyết áp thường gặp nhất (64,6%). Nhiễm khuẩn huyết bệnh viện SM là 55,4%. Nhiễm trùng hô hấp 60%. Tỉ lệ sốc nhiễm khuẩn là 27,7%. tỉ lệ tử vong còn cao 37,4%. SM đề kháng thấp với Trimethoprim, moxifloxacin, levofloxacin, ciprofloxacin tương ứng là 7,7%, 1,0%, 12,0%, 45,7%, cũng như đề kháng cao với meropenem (92,9%), imipenem (95,4%), gentamycin (78,8%), tobramycin (92,5%). Phân tích đa biến cho thấy 4 yếu tố tiên lượng tử vong độc lập là tuổi >
75 (3,79
1,63-8,79, p=0,002)
SOFA >
6 (5,4
1,56-18,76, p=0,008)
thở máy (6,56
1,68-25,59, p=0,007), sốc nhiễm khuẩn (5,57
1,69-18,35, p=0,005). Kết luận Nhiễm khuẩn huyết doStenotrophomonas maltophilia (SM) thường nặng ở bệnh nhân cao tuổi. Tỉ lệ tử vong còn cao. Điều quan trọng là xác định đặc điểm đề kháng kháng sinh để lựa chọn kháng sinh phù hợp.