Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với 9 nhóm đất, 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 46,20% và 33,50% diện tích điều tra. Độ phì nhiêu của đất được xác định trên cơ sở kế thừa bản đồ đất các tỉnh và kết quả phân tích 582 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN)
chồng xếp các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất (thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua, dung tích hấp thu), hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nitơ tổng số, phốt pho tổng số, kali tổng số, , tổng số muối tan và lưu huỳnh tổng số). Diện tích đất có độ phì nhiêu cao chiếm 30,15%, độ phì nhiêu trung bình chiếm 15,79%, độ phì nhiêu thấp chiếm 54,06% tổng diện tích điều tra. Kết quả đánh giá thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất vùng Đông Nam Bộ là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất định hướng sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng.