Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, tiểu thuyết lịch sử ở Nam Bộ được định hình và có bước đột phá so với quá trình vận động của nền văn học Việt Nam. Từ quan điểm của thuyết cấu trúc phát sinh, bài viết này phân tích sự vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ các khía cạnh thành tựu sáng tác xuất phát từ các hành vi thể nghiệm của nhà văn, qua đó họ đưa ra một câu trả lời có ý nghĩa trong thế giới, sự ra đời của thể loại tiểu thuyết lịch sử mới của giai đoạn này có vai trò phá vỡ cấu trúc cũ và hình thành các cấu trúc mới. Kết quả phân tích cho phép khẳng định cấu trúc trào lưu sáng tác đáp ứng với cấu trúc xã hội, tức thị hiếu tiếp nhận văn hóa của công chúng giai đoạn đầu thế kỷ XX.