Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Đạt Mai, Văn Long Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 2020

Mô tả vật lý: 105-120

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427576

Phân tích nguồn số liệu khảo sát trực tiếp và thu mẫu tại 5 trạm rừng dừa nước, 9 trạm thảm cỏ biển và 15 trạm rạn san hô vào tháng 6/2016, phân tích 80 mẫu nguồn lợi thu thập từ 25 loại nghề khai thác vào 2 đợt mùa mưa (tháng 11/2015) và mùa khô (tháng 6/2016) và tư liệu thành phần loài tập hợp từ những đợt khảo sát vào năm 1994, 2004, 2008 và 2017. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được 356 loài thuộc 186 giống và 81 họ cá với các họ phổ biến gồm họ cá bàng chài (42 loài), họ cá thia (35 loài), họ cá bướm (Chaetodontidae 24 loài), họ cá khế (Carangidae 17 loài), họ cá mú (Serranidae 14 loài), họ cá đuôi gai (Acanthuridae) và họ cá bống trắng (Gobiidae) mỗi họ có 11 loài, họ cá hồng (Lutjanidae 10 loài). Khu vực Cù Lao Chàm có mức độ đa dạng loài (253 loài) cao gấp 2,8 lần so với vùng hạ lưu sông Thu Bồn (91 loài) và 4,2 lần so với vùng chuyển tiếp (60 loài), trong khi đó rạn san hô có số loài (249 loài) cao gấp 8,6 lần so với rừng dừa nước (29 loài), gấp 6,5 lần so với thảm cỏ biển (38 loài) và gấp 3,5 lần so với vùng đáy mềm (71 loài), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa thảm cỏ biển và rừng ngập trong khu vực cửa sông Thu Bồn. Trong số đó, có 10 loài có giá trị phân bố ở cả khu vực hạ lưu sông Thu Bồn và Cù Lao Chàm và điều này cho thấy có thể có sự liên kết về mặt nguồn lợi giữa các hệ sinh thái trong 2 khu vực nói trên.4
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH