Nghiên cứu lượng phát thải khí CH4 trong canh tác lúa nước ở các chế độ canh tác khác nhau tại Trực Hùng, Trực Ninh,  tỉnh Nam Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Nga Đặng, Mai Vân Đinh, Thị Thu Duyến Hoàng, Thế Anh Lưu

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đất, 2021

Mô tả vật lý: 36-44

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427583

 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lượng phát thải CH từ hai hệ thống canh tác lúa nước gồm chuyên 2 vụ lúa và 2 vụ lúa + 1 vụ màu tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng khí thải CH trong ruộng chuyên 2 vụ lúa đạt cực đại là 413,7 mg/m /ngày sau 61 - 67 ngày cấy
  trong khi lượng phát thải CH trong ruộng 2 vụ lúa + 1 màu đạt cực đại là 540,6 mg/m /ngày sau 73 - 77 ngày cấy. Sự khác nhau này do chế độ bón phân khác nhau giữa hai phương thức canh tác. Ruộng chuyên 2 vụ lúa chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ nên dễ hấp thu bởi cây trồng hơn và cây lúa sinh trưởng nhanh hơn, do đó đỉnh phát thải khí CH cũng sớm hơn. Trong khi ruộng trồng 2 vụ lúa + 1 màu chủ yếu bón phân chuồng hoai mục nên phải mất một thời gian để vi sinh vật phân giải, khiến cho giai đoạn dậy thì của lúa muộn hơn và đỉnh phát thải khí CH cũng đạt được chậm hơn. Đây là lý do giải thích cho lượng CH phát thải trong đất trồng 2 vụ lúa + 1 màu (quy đổi, 2,668 tấn CO e/tấn thóc) cao hơn so với đất chuyên 2 vụ lúa (quy đổi, 2,194 tấn CO e/tấn thóc). Đây mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của các yếu tố phân bón và giai đoạn sinh trưởng của lúa đến phát thải khí CH trong canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng. Để đánh giá chính xác mức phát thải CH trong điều kiện canh tác của Việt Nam, cần thực hiện nhiều nghiên cứu tiếp tục, trong đó quan tâm đến phát thải khí N O thường đi kèm với phát thải CH
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH