Hiện nay, ngày càng nhiều chương trình ở các quốc gia trên thế giới đưa STEAM vào giảng dạy, nhưng học sinh (HS) khuyết tật vẫn chưa được tiếp cận giáo dục STEAM một cách bài bản và thiếu tính phân hóa để có thể đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng người học khác nhau. Bên cạnh đó, dạy học phân hóa được biết đến rộng rãi như một mô hình giảng dạy hay cách tiếp cận nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của HS trong lớp học, đặc biệt là lớp học hòa nhập có HS khuyết tật. Vì vậy, bài viết này tập trung vào tìm hiểu vấn đề dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật trong lớp học hòa nhập ở tiểu học
từ đó, để xuất một số cách thức tổ chức dạy học phân hóa trong các hoạt động STEAM cho HS khuyết tật học hòa nhập ở tiểu học.