Nghiên cứu trữ lượng các bon tích lũy của rừng ngập mặn trồng ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đắc Trường Lê, Thị Hồng Hạnh Nguyễn, Đức Tuấn Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 363.7 Environmental problems

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2022

Mô tả vật lý: 29-33

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427666

Nghiên cứu trữ lượng các bon của rừng ngập mặn (RNM) ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình được thực hiện vào năm 2020, 2021, thông qua 3 bể chứa các bon (bể chứa các bon trong sinh khối thực vật ở trên mặt đất, bể chứa các bon trong sinh khối thực vật ở dưới mặt đất và bể chứa các bon trong đất). Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng các bon tích lũy trong đất rừng cao hơn trữ lượng các bon trong sinh khối cây trên mặt đất và dưới mặt đất (rễ) của rừng. Khả năng tích lũy các bon hàng năm của rừng tương ứng với lượng CO2 "tín dụng" (credit) tăng theo thời gian. Đối với rừng trồng thuần loài trang, hiệu quả tích lũy đạt giá trị cao nhất trong nghiên cứu là R12T với 15,38 tấn/ha/năm, tiếp theo là R11T với 14,59 tấn/ha/năm và R10T với 14,80 tấn/ha/năm. Đối với rừng bần chua, hiệu quả tích lũy đạt giá trị cao nhất trong nghiên cứu là R11T với 51,56 tấn/ha/năm, tiếp theo là R12T với 30,00 tấn/ha/năm và R10T với 28,87 tấn/ha/năm. Với khả năng tích lũy các bon cao trong cây và đặc biệt là trong đất rừng, là cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện các Chương trình REDD (Giảm phát thải khí nhà kính (KNK)từ mất rừng và suy thoái rừng) và REDD+ (Giai đoạn sau của REDD, Giảm phát thải KNK thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng) tại các vùng ven biển Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH