Hiện trạng đa dạng sinh học các loài chim tại khu bảo tồn chim Vàm Sát trong khu vực dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thế Kiệt Bùi, Ngọc Hiệp Đặng, Đức Hoàn Huỳnh, Văn Trung Phan, Ngọc Nam Viên

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Nông nghiệpvàPhát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 69 - 74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427715

Thành phần thực vật của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục và ngày càng có sự đa dạng, điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động vật quay trở lại đây sinh sống sau thời gian rừng bị hủy diệt trong chiến tranh. Đã khảo sát thành phần các loài chim theo 5 tuyển điểu tra (mỗi tuyến dài 1 km) và lập 5 ô tiêu chuẩn (mỗi ô 400 m) để theo dõi số lượng tổ của các loài chim. Kết quả theo dõi qua 2 đợt (từ tháng 5- tháng 11 năm 2017 và từ tháng 5 - tháng 11 năm 2018) điểu tra về các loài chim phản bố tại khu vực Sân Chim Vàm Sát thuộc Tiểu khu 15a - Rừng phòng hộ Cần Giờ ghi nhận được 33 loài chim thuộc 19 họ và 10 bộ, trong đó có 26 loài định cư và 7 loài di cư. Có 9 loài làm tổ tập trung theo bầy đàn trong khu vực gồm Vạc, Cốc, Cò trắng, Cò ngàng lớn, Cò ngàng nhỏ, Cò bợ, Cò bợ Java, Điên điển, Sà khoang cổ. Chà là là cây chiếm ưu thế trong quần xã thực vật tự nhiên, đây cũng là loài được các loài Chim chọn làm tổ nhiều nhất. Kết quả theo dõi ban đầu nhằm tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học các loài động vật tại rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển điểm tham quan học tập và nghiên cứu về các loài chim tại Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH