Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Hùng Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.8 Diseases of nervous system and mental disorders

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 364-371

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 427894

Khảo sát đặc điểm các triệu chứng tiêu hóa và mối liên quan giữa các triệu chứng này với tình trạng chậm làm trống dạ dày được chẩn đoán bằng kỹ thuật xạ hình làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và ký đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được đánh giá các triệu chứng tiêu hóa bằng thang điểm GCSI và được thực hiện xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn đặc để đánh giá tình trạng chậm làm trống dạ dày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R phiên bản 4.0.3. Kết quả Nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân Parkinson trong đó nữ giới chiếm 73,6%. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trên xạ hình là 45,8%. Có 50 bệnh nhân (chiếm 69,4%) có ít nhất 1 triệu chứng tiêu hóa, mức độ nặng của triệu chứng tiêu hóa là rất nhẹ, chỉ có 2/72 bệnh nhân có GCSI ≥ 1,9 (chiếm 2,8%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ các triệu chứng tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn khan, cảm giác nặng bụng, cảm giác ăn mau no, đầy bụng sau ăn, chán ăn, đầy hơi và chướng bụng khi so sánh giữa những bệnh nhân có chậm làm trống dạ dày và những bệnh nhân không có chậm làm trống dạ dày. Tuy nhiên, triệu chứng nôn có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng chậm làm trống dạ dày, kiểm định chính xác Fisher, p = 0,017. Kết luận nôn là triệu chứng tiêu hóa quan trọng giúp gợi ý chẩn đoán tình trạng chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH