Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển: Thực tiễn và ý nghĩa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Giáp Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 320 Political science (Politics and government)

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu chính sách và quản lý - Đại học Quốc gia Hà Nội; ISSN, 2023

Mô tả vật lý: 54 - 64

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 428028

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo, nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, an ninh biển nói riêng và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời là mục tiêu trọng tâm của Việt Nam trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, hợp tác với các quốc gia khu vực để thực hiện nhiệm vụ này luôn được Việt Nam coi trọng. Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1958, Việt Nam có biên giới lãnh hải chung với Trung Quốc và Campuchia, có ranh giới thềm lục địa chung với Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia và Thái Lan. Hiện nay, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được mở rộng và tiếp giáp với nhiều quốc gia. Bên cạnh những vùng biển đã phân định rõ với các nước láng giềng (Thái Lan, Indonesia), Việt Nam vẫn đang đàm phán một số vùng biển còn lại với Trung Quốc, Malaysia và Campuchia. Trong số các nước mà Việt Nam hoàn tất đàm phán phân định ranh giới biển, hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề hướng tới phân định biên giới biển rõ ràng hơn với các quốc gia hữu quan, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia phát triển lên tầm cao mới. Bài viết này sẽ trình bày và phân tích quan hệ hợp tác về phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia dưới góc tiếp cận quốc tế học.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH