Vai trò theo dõi điện sinh lý thần kinh trong phẫu thuật giải ép vi mạch

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồng Hải Đỗ, Minh Anh Nguyễn, Đăng Khôi Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.8 Diseases of nervous system and mental disorders

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 195-201

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 428118

 Đánh giá kết quả điều trị giải ép vi mạch (GEVM) có theo dõi điện sinh lý thần kinh trong phẫu thuật (TDĐSLTKTPT) và giá trị các kỹ thuật TDĐSLTKTPT trong GEVM. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu hồi cứu 32 trường hợp đau dây thần kinh tam thoa (ĐDTKTT) và 23 trường hợp co giật nửa mặt (CGNM) được GEVM có TDĐSLTKTPT tại khoa Ngoại Thần Kinh - bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2018 - 07/2022. Phân tích tương quan giữa đáp ứng lan truyền bên (LSR) với kết quả hết co giật mặt, sóng điện cơ tự do (fEMG) với liệt mặt sau mổ, thay đổi điện thế gợi thính giác thân não (BAEP) với giảm thính lực sau mổ. Kết quả nghiên cứu tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 52,8 ± 12,8, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 0,5/1. Sóng LSR có liên quan với hết co giật mặt sau mổ (p = 0,04), độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 40%. Đặc điểm fEMG với 5 dạng spikes, bursts, A trains, B trains và C trains
  dạng sóng A trains có liên quan với kết quả liệt mặt sau mổ (p = 0,008). Mất sóng V của BAEP liên quan với giảm thính lực sau mổ (p = 0,006). Kết luận GEVM bệnh CGNM và ĐDTKTT có hỗ trợ TDĐSLTKTPT giúp tăng tỉ lệ thành công và giảm tỉ lệ biến chứng liệt mặt và giảm thính lực sau phẫu thuật.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH