Khảo sát đặc điểm hình ảnh giả phình động mạch tạng trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CLVT). Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu hồi cứu 47 (BN) chấn thương bụng kín có tổn thương động mạch tạng. Khảo sát các đặc điểm hình ảnh giả phình động mạch tạng trên CLVT bao gồm tạng chấn thương và phân độ
số lượng, vị trí, hình dạng, kích thước và đậm độ của giả phình
lượng và đậm độ dịch tự do ổ bụng. Kết quả Tổn thương động mạch do chấn thương bụng kín trong nghiên cứu của chúng tôi ở các tạng gan, lách, thận, trong đó thận chiếm ưu thế với 51,1%, phần lớn ở tạng chấn thương độ IV (70,2%). 52 tổn thương mạch máu trên CLVT trong đó có 49 giả phình. Kích thước trung vị của giả là 10mm (6,8-15,3), lớn nhất là 39,1 mm và nhỏ nhất là 3,5mm, trong đó chỉ có 1 giả phình ở tạng chấn thương độ V với kích thước 7,2 mm và không có sự khác biệt về kích thước giả phình ở tạng chấn thương độ III và IV. Hình dạng giả phình thay đổi theo kích thước. Đậm độ giả phình có trung vị là 230 HU (195-248), tương ứng với đậm độ động mạch chủ có trung vị là 240 HU (213-275). Chênh lệch đậm độ trung vị giữa động mạch chủ và giả phình là 17 HU (0,5-45,5). Đậm độ của giả phình nhỏ hơn động mạch chủ và lớn hơn đậm độ của khối máu tụ bao quanh (p <
0,05). Kết luận Phần lớn các bệnh nhân chấn thương tạng độ IV kèm giả phình động mạch tạng. Số lượng và kích thước giả phình thay đổi, không liên quan với độ nặng chấn thương tạng. Đậm độ giả phình lớn hơn đậm độ khối máu tụ và nhỏ hơn đậm độ động mạch chủ ngang mức.