Đánh giá thực trạng tật khúc xạ ở học sinh trường trung học phổ thông thực hành Cao Nguyên năm 2022 và các yếu tố liên quan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mỹ Châu Đào, Hữu Duẩn Nguyễn, Thanh Hải Nguyễn, Thế Nhân Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 617.7 *Ophthalmology

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên), 2023

Mô tả vật lý: 84-89

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 428458

 Nghiên cứu này nhằm khảo sát và so sánh hiệu quả của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng và phẫu thuật ghép kết mạc rời tự thân vùng rìa trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát tiến cứu có nhóm chứng, được thực hiện trên 197 mắt từ tháng 6/2020 đến tháng 04/2021 tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, chia thành hai nhóm nhóm A là lô nghiên cứu thực hiện phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng, nhóm B là lô chứng thực hiện phương pháp ghép kết mạc rời tự thân. Tất cả bệnh nhân được theo dõi tái khám vào thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tái phát của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng là 9,9% và của phẫu thuật ghép kết mạc rời là 9,4% (P = 0,91). Thời gian phẫu thuật trung bình của hai nhóm lần lượt là 19,56 ± 1,82 và 23,34 ± 1,31 phút (P <
  0,001). Không có biến chứng trầm trọng nào ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân xảy ra ở cả hai nhóm. Cả hai kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng và ghép kết mạc rời đều có kết quả như nhau về ngăn ngừa tái phát và biến chứng phẫu thuật trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Tuy nhiên, do thời gian phẫu thuật trong kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng ngắn hơn đáng kể, phương pháp này có thể là một lựa chọn tốt hơn cho phẫu thuật mộng thịt nguyên phát.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH