Khảo sát đặc điểm lâm sàng, X quang và các yếu tố liên quan của gãy xương đốt sống trên người cao tuổi bị loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 296 bệnh nhân ≥60 tuổi bị loãng xương điều trị tại khoa Nội cơ xương khớp, khoa Ngoại thần kinh và phòng khám Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận triệu chứng lâm sàng, đặc điểm trên X quang cột sống ngực - thắt lưng, kết quả mật độ xương cùng các yếu tố liên quan. Kết quả Đối tượng có gãy xương đốt sống thường gặp đau lưng (71,8% so với 11,8%, p <
0,001) với đa số có điểm VAS 4 - 6 (46,8%), mất chiều cao (61,8% so với 2,2%, p <
0,001), gù lưng (66,4% so với 2,7%, p <
0,001) so với nhóm không gãy xương đốt sống. Trên X quang, số lượng đốt sống bị gãy là 2 (1 - 2), vị trí thân sống thường gãy nhất là từ T12 đến L2, thường gặp kiểu gãy hình chêm (74,5%) và gãy mức độ nặng (82,7%). Khi thực hiện hồi quy logistic đa biến, các yếu tố liên quan đến gãy xương đốt sống ở người cao tuổi bị loãng xương là tuổi (OR 1,23
KTC 95% 1,06 - 1,45
p <
0,011), hoạt động thể lực (OR 0,35
KTC 95% 0,14 - 0,86
p <
0,025), thoái hóa khớp (OR 0,25
KTC 95% 0,07 - 0,92
p <
0,037), té ngã (OR 3,47
KTC 95% 1,34 - 9,58
p <
0,013), chiều cao trước đây (OR 1,21
KTC 95% 1,13 - 1,32
p <
0,001), mật độ xương ở cổ xương đùi (OR 0,00
KTC 95% 0,00 - 0,03
p <
0,001). Kết luận triệu chứng đau lưng, mất chiều cao, gù lưng có thể giúp tầm soát gãy xương đốt sống trên người cao tuổi bị loãng xương. Tuổi, hoạt động thể lực, thoái hóa khớp, té ngã, chiều cao trước đây, mật độ xương thấp ở cổ xương đùi là các yếu tố tiềm năng để thiết lập mô hình chẩn đoán gãy xương đốt sống.