Bài viết nghiên cứu khung lý thuyết về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô thông qua việc tổng hợp, phân tích khái niệm cũng như cách thức đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô. Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đã tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua chỉ số SPI - một chỉ số được sử dụng trong đo lường hiệu quả xã hội tại các tổ chức tài chính vi mô với 8 chỉ tiêu bộ phận bao gồm mức độ tiếp cận (A), tỷ lệ dư nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B), chi phí trên một khách hàng vay (C), tỷ lệ khách hàng nữ (D), số lượng chi nhánh (E), tỷ lệ tự vững hoạt động (F), tỷ lệ nợ rủi ro (G) và tỷ lệ xóa nợ (H). Trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp kết hợp với dữ liệu từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu với đại diện các tổ chức tài chính vi mô cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô, bài viết đã chỉ ra chi so SPI tại các tổ chức có đăng ký có phần cao hơn so với các tổ chức được cấp phép. Tuy nhiên, chỉ số hiệu quả xã hội của các tổ chức nói chung đều có xu hướng suy giảm từ năm 2011 trở về đây.