Kết quả phẫu thuật chuyển vị đại động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lý Thịnh Trường Nguyễn, Tuấn Mai Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2022

Mô tả vật lý: 97-102

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 428601

 Phẫu thuật chuyển vị đại động mạch hiện nay đã trở thành phẫu thuật thường quy điều trị cho các bệnh nhân chuyển gốc động mạch. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật chuyển vị đại động mạch tại Trung tâm Tim mạch trẻ em-Bệnh viện Nhi Trung ương. Phương pháp Từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016, tổng số 304 bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật chuyển vị đại động mạch tại Trung tâm Tim mạch trẻ em-Bệnh viện Nhi Trung ương được thu thập đủ dữ liệu và đưa vào nghiên cứu. Kết quả Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ là 225/79 (2.85/1). Có 149 bệnh nhân (49%) chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn, 106 bệnh nhân (34.8%) chuyển gốc động mạch-thông liên thất và 49 bệnh nhân (16.2%) thất phải hai đường ra thể chuyển gốc động mạch-bất thường Taussig-Bing. Tuổi phẫu thuật trung bình của nhóm nghiên cứu là 49,94 ± 47,43 (1- 320 ngày tuổi) ngày, cân nặng trung bình của nhóm phẫu thuật là 3,67 ± 0,77 kg (2,1-6.7kg). Có 156 bệnh nhân (51.3%) được phá vách liên nhĩ bằng bóng, 102 bệnh nhân (33.6%) được truyền Prostaglandin E1 trước phẫu thuật, 2 bệnh nhân được huấn luyện thất trái trước phẫu thuật. Trong nhóm nghiên cứu, có 28 bệnh nhân (9.2%) hẹp eo động mạch chủ hoặc thiểu sản quai động mạch chủ, và 3 bệnh nhân (1%) gián đoạn quai động mạch chủ được tiến hành phẫu thuật sửa chữa 1 thì với kỹ thuật tưới máu não chọn lọc. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 131,43±37,65 phút (56-279 phút), thời gian chạy máy trung bình 191,96±81,17 phút (92-924 phút). Có 4 bệnh nhân cần ECMO hỗ trợ sau phẫu thuật. Có 25 bệnh nhân (8.2%) bệnh nhân tử vong tại bệnh viện, 5 bệnh nhân tử vong muộn sau khi xuất viện (1.6%). Có 7 bệnh nhân (2.3%) cần được phẫu thuật lại trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật trên tổng số 225 bệnh nhân theo dõi liên tục sau phẫu thuật (49 bệnh nhân mất liên lạc hoặc không khám lại). Phân tích hồi quy đa biến logistic cho thấy nguy cơ tiên lượng tử vong tại bệnh viện bao gồm các yếu tố sau tổn thương quai động mạch chủ. [(Odds Ratio OR) = 7.3)
  để hở xương ức (OR=5.9)
  nhiễm trùng phổi (OR= 5.1)
  nhiễm khuẩn huyết (OR= 30.9)
  suy gan (OR=33.9)
  và loạn nhịp sau phẫu thuật (OR=5.6). Yếu tố tiên lượng nguy cơ phẫu thuật lại có liên quan đến tổn thương quai động mạch chủ (OR=29.6).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH