Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 138 người bệnh tại bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 01/2020 đến 6/2020 trên bệnh nhân ung thư vú. Mục tiêu làm ô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh ung thư vú. Phân tích chất lượng cuộc sống liên quan đến điều trị, chăm sóc và một số yếu tố liên quan khác. Số liệu thu thập được là bảng theo dõi điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân như tỷ lệnữ cao hơn nam, tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi 40 - 59 tuổi (68.8%), tiếp đến nhóm tuổi >
= 60 tuổi (27.5%), tỷ lệ thấp nhất thuộc nhóm tuổi <
=39 tuổi (3.6%). Tỷ lệ người bệnh không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú là 97.2%, có là 2.9%. Tỷ lệ người bệnh ở giai đoạn sớm là 40,6%, trong đó giai đoạn I là 11,6%, giai đoạn II là 29,0%. Tỷ lệ người bệnh ở giai đoạn muộn là 59,4%, trong đó giai đoạn III là 55,8% và giai đoạn IV là 3,6%. Tỷ lệ người bệnh phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn là 87,0%, phẫu thuật bảo tồn 9,4% và không phẫu thuật được là 3,6%. Tỷ lệ người bệnh hoá trị chiếm 44,2%
Xạ trị chiếm 39,9% và không hóa trị - xạ trị chiếm 15.9%. Tỷ lệ người bệnh có cải thiện là 77,5%
Giữ nguyên là 18,8% và tiến triển nặng là 3,7%. CLCS chung với kết quả điều trị chăm sóc có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0.05
Giới tính với CLCS về tâm lý - cảm xúc có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Sức khỏe tổng quát với CLCS chung có ý nghĩa thống kê (p<
0,05).CLCS người bệnh có và không có hoá trị, xạ trị với CLCS chung là khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<
0,05).