Kỹ năng tự bảo vệ là một thành tố quan trọng trong hệ thống các kỹ năng sống cần hình thành và phát triển cho trẻ 5-6 tuổi, đặc biệt là trẻ em ở khu vực miền núi với phần lớn trẻ là người dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa - những vùng có địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt. Trẻ em đi học gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ cao mất an toàn như nhà ở, trường học thường ở sườn núi, dốc cao
quãng đường từ nhà đến trường xa, trẻ tự đi bộ mà không có người lớn đưa đón
mưa lũ, sấm sét, sạt lở đất đá
bị bắt cóc
bị xâm hại
bị lạc đường, tai nạn giao thông, đuối nước
bị bỏng
vật sắc nhọn
bị côn trùng đốt và động vật hoang dã tấn công
bị đói, khát nước
bị ốm sốt
ở nhà một mình khi bố mẹ đi làm thuê dài ngày
... Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích phát hiện thực trạng mức độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ, tìm hiểu các rào cản đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ ở khu vực này. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương điều tra, phương pháp quan sát theo quá trình, bài tập tình huống, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học (phần mềm SPSS 20.0),... Kết quả về cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực của trẻ trong hoạt động ở các trường đạt từ mức trung bình từ 2.62 đến 2.64
mức độ kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở các nhóm kỹ năng được khảo sát phân bố chủ yếu ở mức 2 và 3, từ 1.18 đến 2.52 (trong 4 mức đánh giá).