Sự phát triển của xã hội đòi hỏi người lao động, đặc biệt là người lao động có trình độ chuyên môn cao như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật phải có được các năng lực về chuyên môn, công nghệ, ngoại ngữ, và có kỹ năng, thái độ tốt,... Để người học đạt được các chuẩn năng lực đó thì yêu cầu đặt ra đối với việc đào tạo là cần có cách thức đào tạo phù hợp nhằm tối đa hóa khả năng học tập của họ, và đó chính là chuyển đổi số. Để thực hiện chuyển đổi số thành công, các cơ sở đào tạo cần đảm bảo các yêu cầu về i) Nhân lực - đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng làm việc, giảng dạy trong thời đại kỹ thuật số
cán bộ phòng ban có trình độ chuyên môn, sử dụng thành thạo công nghệ đáp ứng yêu cầu công việc
ii) Về vật lực - cơ sở vật chất đồng bộ, ưu việt đáp ứng học tập, giảng dạy, nghiên cứu trực tuyến
iii) Về tài lực - tài chính để đáp ứng việc học tập, giảng dạy trong thời đại số hóa và iv) về cơ chế, chính sách phù hợp để chuyển đổi số trong đào tạo thành công. Bài viết này phân tích các yếu tố trên và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ngành luật của các cơ sở đào tạo trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam.