Đánh giá dung nạp glucose sau sinh 12 tuần và mối liên quan với một số yếu tố ở phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 135 phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK được thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (NPDNG) sau 12 tuần kể từ khi sinh. Các chỉ số đánh giá nhạy cảm insulin bao gồm chỉ số Matsuda, HOMA- IR và chức năng tế bào β (ISS1-2) dựa vào dung nạp glucose. Xác định tương quan hồi quy đa biến với một số yếu tố. Kết quả 47/135 (42,2%) biểu hiện tiền đái tháo đường (TĐTĐ) trong đó 11,9% tăng glucose lúc đói (IFG)
24,4% giảm dung nạp glucose (IGT)
5,9% phối hợp cả hai biểu hiện trên và 1,5% (2 trường hợp) đái tháo đường (ĐTĐ). So sánh giữa hai phân nhóm có hay không có rối loạn dung nạp nhận thấy phân nhóm rối loạn dung nạp có tuổi cao hơn (32,5±4,35 so với 30,8±4,8, p=0,049), tỷ lệ dư cân, béo phì cao hơn (34,5% so với 17,3%, p=0,023), thời gian tồn tại glucose máu lúc đói bất thường dài hơn (55,6% so với 37,3%, p=0,04). Phân tích hồi quy đa biến nhận thấy phụ nữ rối loạn dung nạp glucose sau sinh có độ nhạy insulin tương đương, biểu hiện bởi chỉ số Matsuda 0,656 (0,386 - 1,224) so với 0,778 (0,532-1,067) p= 0,709. HOMA-IR là 0,004 (0,002-0,009) so với 0,064 (0,03-0,07) p=0,0384 nhưng chức năng tế bào β thấp hơn, ISS1-2 = 1,6 (1,2-2,1) so với 1,9 (1,7-2,4) p=0,002 so với đối tượng có dung nạp glucose máu bình thường. Kết luận Rối loạn dung nạp glucose hay gặp ở giai đoạn sớm sau đẻ trong số phụ nữ có ĐTĐTK với biểu hiện giảm chức năng tiết insulin của tế bào β. Cần nỗ lực hơn để những phụ nữ ĐTĐTK thực hiện NPDNG sau sinh.