Tài nguyên thực vật làm thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thanh Mai Phạm

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 95-102

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 428992

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi khảo sát thực địa và thu mẫu tại 50 ô tiêu chuẩn (20 m x 20 m) trên các sinh cảnh điển hình. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 335 loài cây thuốc thuộc 243 chi, 100 họ, 59 bộ và 3 ngành thực vật Dương xỉ (Polypodiophyta), Tuế (Cycadophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó có 31 loài thực vật có giá trị bảo tồn cao đang bị đe dọa trên phạm vi quốc gia và quốc tế với 2 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) (1 loài nhóm VU, 1 loài nhóm CR), 29 loài trong Sách đỏ Thế giới IUCN (2019) (2 loài nhóm VU, 27 loài nhóm LC) và 1/29 loài này được ghi nhận trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP (2019). Có 10 bộ phận của cây thuốc được dùng để chữa trị cho 26 nhóm bệnh. Các cây thuốc này phân bố ở 6 kiểu môi trường sống. Dạng sống thực vật làm thuốc nơi đây được chia thành 5 nhóm chính (cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes-Ph), cây có chồi sát mặt đất (Chamaephytes-Ch), cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes-Hm), cây có chồi ẩn (Cryptophytes-Cr), cây có chồi một năm (Therophytes-Th)), trong đó nhóm cây có chồi trên mặt đất (Ph) chiếm ưu thế nhất với phổ thực vật là BS = 57,31 Ph + 8,06 Ch + 5,67 Hm + 10,75 Cr + 18,21 Th. Nghiên cứu này góp phần quan trọng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở Di tích này
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH