Thí nghiệm được thực hiện trên 3 mẫu thịt mỗi công thức lai ½RA RA x lai Brahman (LBr)
½DrM DrM x LBr và ½Cha Cha x LBr sau 3 tháng nuôi vỗ béo (21-24 tháng tuổi). Mẫu thịt thăn được lấy có chiều dài 10-20cm tại vị trí xương sườn thứ 7-9. Kết quả cho thấy, giá trị pH và màu sắc của thịt không có sự sai khác tại từng thời điểm đánh giá giữa các công thức lai (P>
0,05). pH giảm dần từ thời điểm 1 giờ đến 24 giờ sau giết mổ và ổn định ở 48h đạt 5,35-5,53 khi bảo quản ở nhiệt độ 4°C. Màu sắc của thịt (L*, a*, b*) tăng dần theo thời gian bảo quản từ 12 đến 48 giờ, giá trị độ sáng L* ở mức 38,33-39,16, giá trị độ đỏ a* 15,11-15,60 và giá trị độ vàng b* ở mức 7,94-8,52. Mất nước bảo quản và chế biến tại thời điểm 192 giờ dao động 4,99-6,17% và 34,73-36,36% (P>
0,05). Độ dai của thịt tăng dần từ thời điểm sau khi giết mổ đến 12 giờ, đạt tối đa lúc 48 giờ và giảm dần đến thời điểm 192 giờ bảo quản. Hàm lượng protein trong thịt của các công thức lai dao động từ 20,92% đến 21,76%, khoáng tổng số đạt từ 1,11 đến 1,24%, sai khác không có ý nghĩa (P>
0,05), tỷ lệ mỡ thô trong thịt đạt cao nhất ở công thức bò lai ½ RA (2,01%) và thấp nhất ở công thức bò lai ½ DrM (1,30%) (P<
0,05).