Đánh giá tính khả thi và kết quả sử dụng đường vào đoạn xa động mạch quay trong chụp và can thiệp động mạch vành. Đối tượng và phương pháp Gồm 180 bệnh nhân có chỉ định chụp và can thiệp ĐMV qua da tại Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021 được chia thành 2 nhóm 90 bệnh nhân sử dụng đường vào ĐM quay và 90 bệnh nhân sử dụng đường vào đoạn xa ĐM quay. Các bệnh nhân được theo dõi ngắn hạn trong thời gian nằm viện. Kết quả Tuổi trung bình là 68,07 ± 10,28 tuổi, Nam/ nữ >
2/1. THA là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất (>
70%), chủ yếu là hội chứng vành cấp (>
80%) trong đó STEMI chiếm >
13%. Kết quả chụp và can thiệp ĐMV qua đoạn xa ĐM quay có tỷ lệ thành công 100%, biến chứng trong thủ thuật 13,3% (tương đương với ĐM quay), không có biến chứng tại chỗ trong và sau can thiệp, tỷ lệ tử vong 0%. Thành công của thủ thuật mở đường vào đoạn xa ĐM quay 94,5% tương đương với đường vào truyền thống (95,5%), mức độ đau, mức độ khó chịu, tê bì, sưng nề, bầm tím bàn tay và các biến chứng tại vị trí chọc mạch bằng không, thời gian cầm máu, thời gian nới và tháo bỏ hoàn toàn băng ép thấp (bằng 1/2 đường truyền thống) đã mang lại nhiều sự thoải mái, dễ chịu cho cả bệnh nhân và bác sĩ can thiệp, giảm được các biến chứng cục bộ, giảm được tỷ tệ tắc ĐM quay, bảo tồn được ĐM quay và bàn tay cho bệnh nhân. Do đó đây là kỹ thuật có tính khả thi, tính ứng dụng và an toàn cao. Đường vào này được xem như là "tương lai của can thiệp tim mạch".