Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu kéo bám và làm việc của liên hợp máy cày chăm sóc rừng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Thu Đoàn, Nhật Chiêu Nguyễn, Quốc Huy Tô

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 111-120

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 429159

 Các chỉ tiêu kéo bám và làm việc của liên hợp máy (LHM) canh tác trong lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kết cấu, kỹ năng điều khiển, đặc điểm địa hình, tính chất đất đai,... đến yêu cầu kỹ thuật canh tác. Việc xác định các chỉ tiêu này bằng các công thức, phương trình toán học khó đảm bảo độ chính xác, đầy đủ cũng như sự biến thiên và quan hệ giữa chúng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được một số thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kéo bám và làm việc quan trọng trên cơ sở thiết lập hệ thống thiết bị thí nghiệm đo hiện đại. Trên đất lâm nghiệp, hệ số cản lăn (f) của máy kéo Yanmar F535D lắp hệ thống di động cải tiến có giá trị từ 0,081 - 0,089, lớn hơn từ 2,3 - 3,1% so với khi lắp hệ thống di động nguyên bản
  hệ số bám (φx) đạt từ 0,695 đến 0,752, tăng từ 10,93 - 13,59% so với hệ thống di động nguyên bản
  hệ số lực cản riêng của cày chảo Kc = 32.620 N/m2 khi cày với độ sâu hc = 0,075 m và Kc = 37.693 N/m2 khi hc = 0,1 m
  LHM làm việc khá ổn định ở góc dốc trên 100 đến 12,30 , năng suất đạt từ 0,33 ha/h đến 0,47 ha/h. Kết quả nghiên cứu cũng xây dựng được đặc tính kéo bám thực nghiệm của hệ thống di động cải tiến trên đất lâm nghiệp, quan hệ giữa hiệu suất kéo và độ trượt ηk = f(δ), đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính năng kỹ thuật của máy kéo, đồng thời làm cơ sở xác định chế độ làm việc phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH